Kỹ Năng

Làm Thế Nào Để Trở Thành Người Quản Lý Nhà Hàng?

💥Người Quản Lý Nhà Hàng Cần Làm Những Công Việc Gì?

Người quản lý nhà hàng sẽ giám sát toàn bộ hoạt động của nhà hàng ngày qua ngày. Họ đảm bảo cho khách hàng của mình tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm ăn uống và đảm bảo rằng nhà hàng hoạt động có hiệu quả, có lợi nhuận cũng như chất lượng cao. Sau đây là một số công việc mà một người quản lý nhà hàng cần phải đảm nhiệm:

Thuê nhân viên

Quản lý nhà hàng chịu trách nhiệm tuyển các nhân viên phục vụ ở sảnh và, ở một số nhà hàng, họ cũng tuyển các nhân viên phụ bếp. Họ thuê và đào tạo nhân viên mới để thực hiện các công việc một cách hiệu quả và năng suất nhất.

Giám sát nhân viên

Các quản lý nhà hàng sẽ giám sát nhân viên nhằm chắc chắn rằng họ đang xử lý đồ ăn đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định của công ty và đạt đủ các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như dịch vụ khách hàng. Các nhà quản lý nhà hàng cũng luôn sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của nhân viên và giải quyết các thắc mắc của khách hàng.

Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên

Những người quản lý sẽ có một bảng phân công nhân viên để chắc rằng nhà hàng luôn có nhân viên tại bất kỳ thời điểm nào và nhân viên cũng sẽ không bị quá tải trong công việc. Họ cũng có nhiệm vụ phê duyệt đơn xin nghỉ của nhân viên và xoay chuyển các ca làm việc một cách linh hoạt để thay thế cho nhân viên bị ốm.

Duy trì một môi trường làm việc an toàn

Quản lý nhà hàng phát hiện các mối nguy hiểm và xử lý chúng vì sự an toàn của nhân viên và thực khách.

Kiểm soát lượng tồn kho

Những người quản lý sẽ đảm bảo cho nhà hàng có đủ bộ đồ ăn, gia vị và nguyên liệu. Họ sẽ đặt thêm vật dụng mới khi lượng hàng tồn đọng còn ít để giúp nhà hàng hoạt động một cách liền mạch.

Làm việc với chủ nhà hàng

Những người quản lý nhà hàng làm việc với những người chủ nhà hàng một cách chặt chẽ để đáp ứng được các mục tiêu doanh thu. Họ đưa ra phản hồi về hoạt động kinh doanh, quy trình và cách làm việc của nhân viên và phát triển các chiến lược để tăng doanh số bán hàng và giảm thiểu chi phí.

💥Những yêu cầu dành cho vị trí quản lý nhà hàng

Học vấn và kinh nghiệm trong ngành nhà hàng, nền tảng về quản trị dịch vụ và khả năng lãnh đạo đều có thể giúp các nhà quản lý nhà hàng làm việc vượt chỉ tiêu.

Học vấn

Hầu hết các nhà quản lý nhà hàng phải có tối thiểu bằng tốt nghiệp trung học hay bằng Giáo dục phổ thông (GED). Nhiều người theo đuổi nghiên cứu cao hơn và có bằng thạc sĩ trong ngành quản trị dịch vụ. Bằng này sẽ dạy cho các nhà quản lý có tham vọng về nhiều chủ đề kinh doanh và dịch vụ, bao gồm:

  • Quản lý tài chính và kế toán
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Lãnh đạo và quản lý
  • Luật và đạo đức kinh doanh
  • Quản lý thực phẩm và đồ uống
  • Hoạt động phục vụ ẩm thực
  • An toàn thực phẩm

Nhiều trường học giúp học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế trước khi tốt nghiệp.

Huấn luyện

Các nhà quản lý nhà hàng thường bắt đầu sự nghiệp làm việc bằng những vị trí cấp thấp trong ngành dịch vụ thực phẩm, như là phục vụ hay phụ bếp. Những vị trí này cung cấp những kinh nghiệm thực tế trong dịch vụ khách hàng, vận hành và xử lý thực phẩm. Vì những vị trí này cần rất ít bằng cấp đầu vào, nhiều quản lý nhà hàng tham vọng sẽ làm việc ở những vị trí này trong khi đang học cao đẳng.

Bằng cấp

Một vài thành phố và bang yêu cầu các nhà quản lý nhà hàng phải có bằng cấp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hay phục vụ đồ uống có cồn. Kể cả trong những lĩnh vực nơi mà những bằng cấp này không quan trọng, chúng vẫn có thể giúp các quản lý nhà hàng đảm bảo có việc. Hầu hết các nhà quản lý tham vọng sẽ có bằng trước khi được thăng cấp lên một vị trí quản lý. Đây là một số các loại bằng thông dụng mà các nhà quản lý nhà hàng có thể theo đuổi:

  • Bằng cấp ServeSafe Food Handler

Đây là một trong những loại bằng cấp quốc gia nổi tiếng nhất về an toàn thực phẩm. Những lớp này dạy học viên cách để giảm thiểu rủi ro các căn bệnh liên quan đến thực phẩm, cũng như cách phục vụ khách hàng bị dị ứng, cách xử lý an toàn thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến và chuẩn bị thức ăn. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên phải đạt bài kiểm tra. Loại bằng này có hiệu lực trong 5 năm.

  • Bằng cấp về phục vụ đồ uống có cồn

Có một số chứng chỉ quốc gia nổi tiếng về phục vụ đồ uống có cồn như chứng chỉ ServSafe Alcohol Serving, Training for Intervention ProcedureS (TIPS), chứng chỉ Alcohol Server and Selling và chứng chỉ Way to Serve Interactive Alcohol Server. Một số chứng chỉ địa phương như chứng chỉ Alaska’s Training for Alcohol Professionals (TAP) và giấy phép Washington’s Mandatory Alcohol Server Training.

Tất cả các loại bằng trên hướng dẫn cho các quản lý nhà hàng có triển vọng cách để phục vụ đồ uống có cồn theo định mức, phát hiện những khách hàng bị ngộ độc, xử lý các khách hàng vi phạm, phát hiện người chưa đủ tuổi và kiểm tra giấy tờ một cách chính xác. Cũng giống bằng cấp an toàn thực phẩm, học viên phải vượt qua kì thi để chứng minh sự hiểu biết về kiến thức môn học, qua đó mới nhận bằng. Một số bằng có hiệu lực trong một vài năm. Một số chương trình đào tạo thì yêu cầu người đã từng có kinh nghiệm trong việc xử lý đồ uống có cồn để hoàn thành quá trình học và kiểm tra để gia hạn bằng.

Kỹ năng

Kỹ năng lãnh đạo giỏi và tổ chức tốt là một vài trong số những kỹ năng quan trọng nhất giúp cho các nhà quản lý nhà hàng thành công. Đa số các nhà quản lý sẽ có:

  • Khả năng lãnh đạo: Người quản lý nhà hàng sử dụng kỹ năng lãnh đạo này để động viên và hỗ trợ nhân viên của mình. Họ biết cách giám sát, thúc đẩy nhân viên và đảm bảo tất cả quy trình đều được tuân thủ.
  • Kỹ năng phục vụ khách hàng: Các quản lý nhà hàng dựa vào kỹ năng phục vụ khách hàng này để đảm bảo thực khách hài lòng. Những kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi có khách hàng phàn nàn.
  • Kỹ năng tổ chức: Quản lý nhà hàng dựa vào những kỹ năng tổ chức để giám sát một vài nhân viên và làm những công việc khác trong ca làm việc của họ. Việc luôn có tổ chức giúp các nhà quản lý ưu tiên việc nào là quan trọng nhất để giữ cho nhà hàng hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận cao.
  • Sự linh hoạt: Người quản lý nhà hàng phải biết nhà hàng đang cần những gì vào bất kì lúc nào. Điều này bao gồm việc làm những hoạt động trong bếp hay chờ bàn trong những ca làm bận rộn.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Người quản lý nhà hàng thường phải sử dụng khả năng sáng tạo của mình nhằm đảm bảo rằng khách hàng hài lòng, khuyến khích nhân viên làm việc và phát triển thêm những chiến lược mới. Họ có thể sử dụng óc sáng tạo để tăng doanh thu và thu hút thêm nhiều thực khách đến những chi nhánh của họ.
💥Môi trường làm việc của người quản lý nhà hàng

Người quản lý nhà hàng làm việc trong rất nhiều môi trường ăn uống khác nhau. Họ dành hầu hết ca làm của mình để làm việc ở sảnh và trong bếp. Họ cũng có thể làm việc trong văn phòng khi cần lập bảng phân công, phỏng vấn nhân viên mới và lập chiến lược về hướng đi của nhà hàng. Vì nhà hàng phục vụ khách vào chiều và cuối tuần nên những người quản lý nhà hàng sẽ phải làm việc nhiều giờ.

💥Cách để trở thành một người quản lý nhà hàng

Những người quản lý nhà hàng thường làm việc trong ngành công nghiệp thực phẩm nhiều năm trước khi được bổ nhiệm vào vị trí quản lý. Nhiều người thực hiện các bước sau để trở thành người quản lý nhà hàng.

  • Tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống: Khi họ 16 tuổi, những người quản lý nhà hàng có tài năng có thể bắt đầu làm việc trong ngành dịch vụ ăn uống. Nhiều nhà quản lý nhà hàng tích lũy nhiều kinh nghiệm khi làm việc trong nhà hàng với vị trí phụ bếp, phục vụ, rửa chén và phụ xe.
  • Trau dồi bằng cấp trong kinh doanh dịch vụ: Các nhà quản lý thường có tối thiểu một bằng liên kết trong lĩnh vự kinh doanh dịch vụ. Loại bằng này, dạy về ngành kinh doanh và dịch vụ, mất hai năm để hoàn thành. Một loại bằng thạc sĩ bốn năm sẽ thông dụng hơn.
  • Tích lũy bằng cấp: Những nhà quản lý nhà hàng thường nhận được chứng chỉ về quản lý thực phẩm và phục vụ đồ uống có cồn. Chứng nhận này là bắt buộc trong một số vùng ở Mỹ. Ngay cả ở những nơi không bắt buộc, thì nhiều nhà hàng vẫn ưu tiên thuê những người quản lý đã có bằng.
💥Ví dụ về mô tả công việc quản lý nhà hàng

Nhà hàng khai vị Tây Ban Nha bận rộn của chúng tôi cần tìm một người quản lý có kinh nghiệm để quản lý các nhân viên tuyến trước và các cơ sở của chúng tôi. Ứng viên được chọn sẽ làm việc cùng đầu bếp trưởng và những cổ đông quan trọng để giúp nhà hàng đạt được những mục tiêu về tài chính. Người quản lý nhà hàng sẽ đảm bảo cho tất cả nhân viên tuân thủ theo các chính sách, quy trình của nhà hàng cũng như với địa phương, tiểu bang và liên bang về an toàn thực phẩm và phục vụ đồ uống có cồn một cách có trách nhiệm. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp cá nhân tốt và có thể dễ dàng liên kết với nhân viên và khách hàng, thì chúng tôi rất mong bạn nộp đơn vào vị trí này.

________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Thành Hồ Thanh Trúc
  • Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Thành Hồ Thanh Trúc – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/10901

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ