Kỹ Năng

Bài Học Và Món Quà Từ Sự Đau Buồn

Ngày hôm nay đánh dấu kỷ niệm hai mươi năm tôi đánh mất đứa con đầu tiên của mình.

Vào thời điểm đó, tôi đã kết hôn một cách hạnh phúc và chúng tôi rất hào hứng để bắt đầu tạo nên một gia đình mới. Việc mang thai của tôi đã được lên kế hoạch, đầy mong muốn và hạnh phúc. Tôi đã có em bé được sáu tháng. Tôi đang xem đứa bé và nó đang đá một cách mạnh mẽ. Chúng tôi vừa chuyển đến một ngôi nhà tuyệt vời chỉ cách bố mẹ tôi vài dãy nhà. Mọi thứ đều hoàn toàn tốt đẹp.

Tôi mất một thời gian dài để tìm một sản phụ khoa trong khu vực, vì vậy tôi đã trễ khoảng một tháng cho siêu âm cơ bản. Chúng tôi rất vui mừng khi được nhìn rõ con mình và tìm ra giới tính của bé.

Kỹ thuật viên tiến hành siêu âm và rất yên lặng trong khi tôi và chồng trò chuyện sôi nổi. Cô ấy nói với chúng tôi đó là một cậu bé và sau đó lao ra khỏi phòng để đến gặp bác sĩ.

Lúc đầu, dường như không có gì khác thường. Chúng tôi đã thảo luận về việc sơn màu xanh cho nhà trẻ và xác nhận tên đã lựa chọn. Nhưng sau đó tôi quay sang chồng và nói, “Cô ấy có vẻ kỳ lạ nhỉ?” Tôi chợt nhận ra rằng cô ấy khá vội vã.

Điều tiếp theo tôi biết, bác sĩ X quang đã ở đó để đưa ra một tin tức chấn động. Em bé của chúng tôi đã không thể sống sót. Bé con bị dị tật não nghiêm trọng: dị tật Dandy-Walker, tiểu não không có và não úng thủy cực độ.

Tôi đã than khóc. Chồng tôi nhìn chằm chằm trong sự bàng hoàng. Và sau đó là tin tức tiếp theo. Chúng tôi đã phải làm một cái gì đó. Chúng tôi đã phải kết thúc cuộc sống của đứa con mình… và làm vào chính ngày hôm đó.

Do luật quy định về “phá thai muộn”, tôi đã ở đúng lúc vào thời hạn cuối cùng cho một thủ tục gọi là Cắt bỏ và Hút thai. Nếu quá hạn, tôi sẽ được can thiệp, chuyển dạ và sinh ra một đứa trẻ đã chết. Bác sĩ giả định tuổi thai của tôi là một tuần, chỉ để đảm bảo an toàn.

Tôi đã gọi cho mẹ. Tôi sẽ không bao giờ quên được tiếng hét của bà. Tôi đến thẳng nhà bà ấy và bố mẹ tôi, và vợ chồng tôi nhanh chóng lên xe.

Tôi nhớ rằng mình đã bị sốc bởi một ngày nắng đẹp. Làm thế nào bầu trời có thể trong xanh như vậy khi điều này đang xảy ra?

Tôi đến một phòng khám để bắt đầu quá trình giãn nở. Và họ đã an tử cho đứa trẻ ngay trong bụng tôi. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng nó rất đau đớn, tôi đã nôn ra vì cơn đau và không thể rời khỏi giường trong nhiều giờ sau đó. Một ngày sau tại bệnh viện, tôi được gây mê và họ đưa con tôi đi.

Đôi khi, bạn phải đưa ra quyết định mà không có sự lựa chọn. Thật không đúng nếu tiếp tục mang thai khi biết con mình có thể chết bất cứ lúc nào. Các bác sĩ đã bị sốc vì đứa bé đã làm được điều đó cho đến nay. Tôi cảm thấy không ổn khi mang một đứa trẻ đến thế giới này để chịu đựng và rồi mất đi. Tôi cũng tâm niệm rằng tôi cần phải giữ gìn sức khỏe thể chất và tinh thần của chính mình vì tôi muốn được làm mẹ. Trên thực tế, tám tuần sau, tôi đã mang thai đứa con trai lớn của mình. Thằng bé sẽ tròn mười chín tuổi vào ngày 19 tháng 12.

Sự đau buồn thật kinh khủng, và cú sốc đã khuếch đại nó. Khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi lại trở thành khoảng thời gian buồn nhất.

Gia đình và bạn bè tập hợp xung quanh tôi. Người hàng xóm kế bên của tôi, là một giáo viên yoga, đã nói với tôi rằng “chỉ cần đến lớp” thôi. Và tôi đã làm điều đó. Hằng ngày.

Tôi đã che tất cả các tấm gương có trong nhà vì tôi không thể chịu đựng được khi thấy cơ thể của mình. Tôi trông như phụ nữ sau sinh. Vú của tôi đã sẵn sàng để cho con bú. Nhưng không có em bé.

Tôi đã phục hồi sau đau thương với công việc toàn thời gian của mình.

Tôi vẽ một bức tranh sơn dầu mỗi ngày. Tôi đã dành thời gian trong vườn hoa hồng của mình. Tôi đã cầu nguyện. Tôi đã khóc. Tôi đã cố gắng vượt qua nỗi đau một cách nhanh chóng nhất có thể để có thể tiếp tục hành trình làm mẹ. Và tôi đã làm như thế.

Vào dịp kỷ niệm một năm ngày mất đứa con đầu lòng, đứa con trai lớn của tôi vừa sắp đủ tháng. Tôi đã rất sợ rằng mình sẽ mất thằng bé. Thời kỳ mang thai của tôi đầy lo lắng, và cuối cùng thì nó đã lên đến đỉnh điểm. Nhưng tất nhiên, niềm vui khi sinh con trai đã đem tôi khỏi sự đau buồn. Mãi cho đến ngày kỷ niệm năm thứ hai, cuối cùng tôi mới có thể xử lý những gì đã xảy ra.

Sự đau buồn tìm thấy một lối đi. Không có vây quanh, chỉ có vượt qua. Chiến đấu với nó chỉ gây thêm đau đớn.

Tôi có thể nhớ cảm giác như những mảnh thủy tinh sẽ bay vào tôi, và tôi cần phải để chúng đi qua. Có những lúc tôi cảm thấy hoàn toàn ổn, và rồi nỗi đau sẽ xuyên qua người tôi. Tôi gọi chúng là những cơn mưa nặng hạt. Đây là những bài học tôi rút ra từ những kinh nghiệm khác. Tôi luôn nói rằng đau buồn mang đến những món quà kỳ lạ và đẹp đẽ.

Tôi đã ở với ông tôi khi ông mất. Tôi là một trong những người chăm sóc bà tôi khi bà sắp qua đời. Tôi đã ở bên giường bệnh của cha tôi lúc ông ấy nhắm mắt. Đau buồn là khác nhau, nhưng cũng giống nhau mỗi khi bạn trải qua nó. Điều đó sẽ không bị phủ nhận.

Tôi nhớ đã nói với một người bạn của gia đình rằng khi tôi chữa lành vết thương mất con, tôi có thể cảm thấy nó trở thành một phần của tôi. Tôi biết nó sẽ luôn ở đó, như một mạch máu chạy dọc trong tôi.

Vào ngày này, hai đứa trẻ và hai thập kỷ sau, tôi trân trọng kinh nghiệm của mình. Tôi chúc phúc cho nó vì những bài học nó đã dạy cho tôi – không chỉ về nỗi đau mà về cuộc sống nói chung.

Tôi đã có những suy nghĩ rất khác biệt về việc phá thai. Tôi đã lớn lên theo Công giáo. Tôi đã ủng hộ sự lựa chọn của người khác trong khi “biết” không có trường hợp cụ thể nào tôi sẽ có. Tôi đã chắc chắn như thế.

Sau đó, một điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra theo đúng nghĩa đen. Tôi học được rằng một phần lớn của cuộc sống là màu xám.

Tôi đã học được rằng sự mâu thuẫn trong tư tưởng là điều phổ biến.

Tôi học được rằng bạn không thực sự biết mình sẽ làm gì cho đến khi đối mặt với một tình huống. Vấn đề không phải là hiểu rõ tâm trí của chính mình hay có niềm tin hay giữ một số giá trị nhất định. Đó là một câu hỏi hoàn cảnh. Vấn đề là không có tất cả thông tin cho đến khi bạn trực tiếp đối mặt với nó vào lúc này. Điều này đã giúp tôi rất nhiều.

Tôi hiểu rằng mình sẽ cảm thấy không thích hợp và không sao cả. Tôi nhận ra rằng không phải lúc nào mình cũng biết phải làm gì. Bây giờ, tôi biết rằng đôi khi tôi sẽ làm những gì mà tôi tin là “đúng” và tôi có thể không bao giờ, không bao giờ ổn với điều đó. Chẳng bao giờ.

Và tôi cũng nhận ra rằng việc đánh giá hoàn cảnh của người khác là điều vô nghĩa. Tất cả chúng ta đều có những cuộc chiến đấu, và chúng ta đều cố gắng hết sức có thể. Không ai trong chúng ta có thể hiểu được thách thức của người khác bởi vì nó là dành cho riêng họ. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là tử tế, ủng hộ và tôn trọng.

Đây là những bài học mà đứa con đã mất của tôi đã dạy cho tôi.

———————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/8706

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ