Kỹ Năng

5 Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Quốc Hội Anh

1. Phòng gửi đồ còn có không gian treo kiếm

Các nghị sĩ và đồng nghiệp bị cấm mang theo vũ khí vào Hạ viện từ những năm 1300s. Nhưng tất nhiên, người ta không thể chỉ để thanh kiếm của họ nằm yên – vì thế phòng gửi đồ đã có (và vẫn có) những dải ruy băng có móc treo cho chỗ chứa vũ khí thích hợp.

2. Nếu bạn là một công dân Anh, bạn có thể lên trên ‘Big Ben’ và đứng sau mặt đồng hồ


Bạn có thể thử vào năm 2020 một khi nó đã hoàn tất việc tân trang. Các chuyến tham quan có hướng dẫn sẽ đưa bạn lên 334 bậc đá đến đỉnh của toà tháp Elizabeth (thật ra đó chính là chiếc chuông mà có tên gọi là ‘Big Ben’) và giúp bạn được học hỏi về lịch sử của kỳ tích kiến trúc này. Nó hoàn toàn miễn phí, nhưng bạn sẽ cần viết về nghị sĩ của mình nếu bạn muốn đặt chỗ.

3. Những thứ được ném vào Hạ viện, bao gồm bột mì tím và phân

Thật ra đã có một trang wikipedia chi tiết dành riêng cho ‘sự cố rối loạn nghiêm trọng trong Hạ viện Anh’.

4. Bạn không thể gọi ai là lợn hay biến đi (hoặc tên của họ).

Các nghị sĩ được khuyến cáo mạnh mẽ về việc không nên sử dụng ‘ngôn ngữ không phải của Quốc hội’, người nói (người được chỉ định để duy trì trật tự trong các cuộc tranh luận ) đã phản đối một loạt các ngôn ngữ suốt những năm qua, nhưng không giới hạn: người đê tiện, hèn nhát, cút đi, đứa đầu đường xó chợ, du côn, con chuột, con lợn, cò mồi và kẻ phản bội.

Các nghị sĩ cũng không được phép sử dụng tên gọi. Thay vào đó, họ được trông đợi phải gọi tên chức danh người khác như là ‘thành viên danh dự cho…’ (sử dụng khu vực bầu cử của họ), hoặc ‘quý bà đáng kính’, ‘quý ông đáng kính’, hoặc ‘người bạn đáng kính’ (nếu họ là một thành viên trong cùng chung một bữa tiệc’. Trên thực tế, có rất nhiều cách gọi tên khác nhau tùy vào người bạn đang trò chuyện.

5. Không được đếm trừ phi có gậy chỉ huy

Mỗi ngôi nhà đều có một chiếc gậy chỉ huy hành lễ tượng trưng cho vương quyền. Một cây gậy chỉ huy hành phải có mặt trong Quốc hội, nếu không, các nhà không thể hợp pháp đáp ứng hay thông qua luật.

…………………………………………………………………………………….

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: Future Learn
  • Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/11018

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ