Kỹ Năng

5 Điều Cần Tránh Nếu Muốn Tiến Về Phía Trước

Tất cả chúng ta đều muốn thành công trong cuộc sống này. Và đối với hầu hết chúng ta, tiến về phía trước đồng nghĩa với thành công. Hướng sự chú ý tới phần thưởng rất hữu ích và đôi khi nó thúc đẩy chúng ta đưa tham vọng đến những nơi lẽ ra ta không chọn tới. Chúng ta có thể trở nên căng thẳng, chán nản, nói và làm những điều chúng ta có thể không thích chỉ để vươn lên.

Tất cả chúng ta đều cần sự giúp đỡ của người khác nếu chúng ta muốn thành công. Cách duy nhất chúng ta có thể làm là hiểu họ: họ giỏi cái gì, điểm mạnh của họ giúp điểm yếu của ta cải thiện như thế nào, cách chúng ta có thể học hỏi từ kinh nghiệm của họ để tạo ra những khả năng mới ra sao, v.v.

KHÔNG MỘT AI có thể làm được tất cả mọi thứ. Thế nên lựa chọn độc hành có thể dẫn đến sự cô lập, hiểu lầm và cả xung đột. Bất kể bạn đang ở đâu, nếu bạn muốn tiến về phía trước thì dưới đây là 5 điều cần tránh để bạn trở nên phiên bản tốt nhất của chính mình.

5 ĐIỀU CẦN TRÁNH NẾU MUỐN TIẾN LÊN PHÍA TRƯỚC

1. Nói Cho Người Khác Biết Phải Làm Gì

Tất cả chúng ta đều muốn trở thành chuyên gia trong cuộc sống của mình và kèm theo đó là cảm giác hồi hộp khi nói cho người khác biết phải làm gì và làm như thế nào. Chúng ta nghĩ và thấy rằng “the best way” sẽ giúp và giải quyết một vấn đề, giúp bạn dễ dàng chỉ ra cách hoàn thành công việc. Bạn thử nghĩ xem, bạn có thích người khác nói cho bạn biết mình phải làm điều gì không?

Nghiên cứu cho thấy rằng khi các nhà lãnh đạo tham gia vào một cuộc trò chuyện và nghĩ rằng họ biết câu trả lời hoặc có câu trả lời “đúng”, bộ não của họ sẽ ngừng hoạt động. Họ không còn lắng nghe người khác hoặc cởi mở tìm hiểu về những quan điểm mới. Điều này sẽ thu hẹp quá trình học tập, khám phá, cơ hội và khả năng của chúng ta để vươn lên.

Chỉ bảo cũng không trợ giúp cho việc học hỏi. Thế nên khi chúng ta chỉ cho ai đó họ phải làm gì, có thể họ sẽ làm ngay lúc đó, nhưng cũng rất có thể họ sẽ quay trở lại và hỏi bạn vấn đề vừa nãy. Vậy nên làm thế nào để hiệu quả?

Việc chỉ dẫn cũng có thể mang lại sự xấu hổ và đổ lỗi. Những gì chúng ta nói ngụ ý rằng người được chỉ bảo không thể tìm ra cách làm. Điều này sẽ gây ra xung đột và khiến cho việc xây dựng lòng tin trở nên vô cùng khó khăn.

Giống như bất cứ điều gì cũng cần có thời gian và không gian để nói. Nó sẽ cực kì hữu ích trong những trường hợp khẩn cấp. Dưới tình huống đó, mọi người sẽ kỳ vọng rằng ai đó có thể đứng ra lãnh đạo chỉ thị và cho họ biết mình phải làm gì. Nếu không, việc chỉ bảo cho người khác là cực kì hạn chế và không hiệu quả.

Tip: Khi bạn cảm thấy cần phải nói, hãy tạm dừng và thay vào đó bằng một câu hỏi mở (ví dụ: bạn nghĩ mình cần phải làm gì? Bạn muốn hoàn thành việc này như thế nào?). Đặt câu hỏi mở sẽ có ích trong việc học hỏi và giao cho người kia giải quyết các vấn đề mà không cần chỉ bảo.

Nó cũng kiểm tra các giả định của chúng ta (thêm những thông tin này ở bên dưới) và cho phép chúng ta học hỏi từ người khác. Đây là cách chúng ta hợp tác và đổi mới. Nó mở ra cơ hội và khả năng mà chúng ta không biết được.

Gợi ý: Đặt ‘cái gì’ hoặc ‘làm thế nào’ trước bất cứ điều gì bạn muốn nói. Đây là cách nhanh nhất và dễ nhất để chuyển từ nói sang hỏi. Điều này giúp bạn hiểu cách người khác học hỏi và cách họ suy nghĩ cho chính họ.

2. Đánh Giá Người Khác 

Đáng buồn buồn thay, chúng ta đang sống trong một thế giới hay phán xét.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng dễ dàng thấy được khi ai đó đang nói hoặc làm điều gì đó thì chúng ta sẽ tự động đánh giá họ. Những suy nghĩ như “Tôi không thể tin được cô ấy có thể làm điều đó” HOẶC “anh ta nghĩ sao mà điều đó có thể hiệu quả được vậy?” đều hạn chế suy nghĩ của chúng ta, thu hẹp lựa chọn của chúng ta và tạo ra một niềm tin rằng ta là người biết rõ nhất hay là người có phương án đúng nhất.

Mỗi người đều có quan điểm riêng, ý kiến ​​riêng trong bất cứ điều gì. Khi chúng ta phán xét họ, chúng ta đang gửi cho họ thông điệp rằng chúng ta là người biết rõ hơn. Điều này khiến họ cảm thấy giá trị của mình bị hạ thấp và không xứng đáng, kém thông minh hơn người khác. Một lần nữa, điều này lại tạo ra xích mích, xung đột và hạn chế khả năng xây dựng lòng tin của bạn với người khác.

Tip: Khi bạn thấy mình đang phán xét người khác hoặc muốn đánh giá người khác chỉ để vượt trội hơn họ thì hãy tạm dừng và hãy tò mò. Hãy dừng giọng nói trong đầu bạn và cởi mở với người khác bằng cách tích cực lắng nghe và hiểu được quan điểm cùng ý ưởng của họ. Ai cũng có một thứ gì đó để đóng góp, điều này góp phần tạo nên thành công của ai đó.

Điều này không có nghĩa là bạn phải đồng ý với họ, hoặc thậm chí là phải thích những gì họ nói. Nó có nghĩa rằng phán xét là một trong những điều cần tránh.

3. Không Tiếp Nhận Ý Tưởng Mới

Tất cả chúng ta đều đã nghe thấy từ “nhưng mà” xuất hiện trong đầu khi lắng nghe người khác chia sẻ một ý tưởng có vẻ trái với trực quan của chúng ta. Có lẽ ý tưởng này “làm khó” niềm tin mà ta hằng có trong nhiều năm, một thứ sẽ không còn phục vụ cho ta nữa nếu ta muốn tiến xa hơn.

Albert Einstein từng nói:

“Ta không thể giải quyết vấn đề của ta bằng những tư duy mà ta đã dùng khi tạo ra vấn đề đó.”

Chà, nó có vẻ đúng đấy. Khi chúng ta mắc kẹt trong niềm tin cũ kĩ của mình và cố gắng dùng cùng một lối suy nghĩ để tạo ra các giải pháp mới, thì khi đó chúng ta đã thất bại.

Hãy luôn cởi mở với những ý tưởng mới, nhất là những ý tưởng thách thức niềm tin cũ kĩ của chúng ta, nó cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề qua một lăng kính khác. Bất kể bạn thấy thế nào, hãy hợp tác với người khác, cởi mở và tò mò về ý tưởng của người khác sẽ dẫn đến sự đổi mới hỗ trợ cho thành công của chúng ta.

4. Phỏng Đoán  

Bạn đã bao giờ nghe cụm từ “sự suy diễn khiến tôi và bạn trở thành kẻ ngốc” chưa? Theo kinh nghiệm của chúng tôi, khi mọi người phỏng đoán bất cứ điều gì thì hầu như 99,99% là sai.

Các giả định khiến ta không đạt được sự rõ ràng xoay quanh bất kỳ vấn đề nào. Điểm quan trọng cần nhớ khi tham gia vào một cuộc trò chuyện hoặc gặp gỡ gỡ nhiều người là họ đang nghe từ quan điểm của riêng họ, đang xử lý nó thông qua kinh nghiệm và cách nhìn của riêng họ.

Nếu các giả định không được kiểm tra thì nó có thể dẫn đến nhầm lẫn, thất vọng và hiểu sai, gây ra xích mích và có thể cực kỳ không hiệu quả.

Tip: Test thử các suy đoán giúp chúng ta có được sự rõ ràng về nơi mà mọi người có cùng quan điểm. Cách nhanh nhất và dễ nhất để làm điều này là hãy đặt những câu hỏi mở, những câu hỏi bắt đầu bằng ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào.

Sự tò mò đi kèm với việc lắng nghe tích cực và cởi mở/không phán xét. Điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc về những gì đang diễn ra. Nó giúp ta có được sự rõ ràng về nhu cầu vươn lên theo cách nâng cao năng suất và loại bỏ các lỗi không cần thiết. Thành công nhé!

5. Đa Nhiệm 

Trong thế giới siêu kết nối đầy bận rộn này, con người là nhân tố ngày càng được đòi hỏi hơn bao giờ hết. “Nhu cầu đa nhiệm” nói đến những người làm nhiều việc cùng lúc để vượt lên phía trước.

5 Things To Avoid If You Want To Get Ahead

Chúng ta nghĩ rằng mình đang làm việc hiệu quả hơn nhưng thực tế thì không phải vậy.

Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng làm việc đa nhiệm không mang lại hiệu quả. Thay vì giúp chúng ta tăng năng suất làm việc, đa nhiệm khiến chúng ta phạm nhiều sai lầm hơn và mất đi sự kết nối với những người xung quanh ta. Không ai trong chúng ta có thể làm hai hay nhiều việc trong cùng một lúc mà đạt được hiệu quả cả.

Nếu các bạn không tin, hãy thử vừa đọc menu vừa nói chuyện trong cùng một lúc đi nào, bạn sẽ không thể làm một trong hai việc đó một cách hiệu quả được đâu!

Khi chúng ta cùng lúc làm nhiều việc, chúng ta sẽ không bao giờ có thể toàn tâm toàn ý trong bất kỳ việc gì. Điều này khiến bạn dễ bỏ sót vài chi tiết và mắc phải sai lầm. Chúng ta không bao giờ dành toàn bộ sự chú ý cho điều gì, vì nó cũng cũng có thể rất nguy hiểm.

Chẳng hạn như vừa nhắn tin vừa đi hoặc vừa nhắn tin vừa lái xe. Trong cả hai trường hợp, bạn không bao giờ có mặt đầy đủ và nhận thức được môi trường xung quanh mình, nó khiến bản thân bạn và những người khác gặp nguy hiểm khi bạn chuyển trọng tâm từ tin nhắn sang đường đi và ngược lại. Hãy đối mặt với nó vì không có gì quan trọng hơn việc đặt bản thân và người khác vào tình thế nguy hiểm.

Khi chúng ta đa nhiệm, chúng ta đang bỏ lỡ rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Cho dù đó là một bữa ăn với bạn bè hoặc đồng nghiệp, một cuộc trò chuyện bình thường, hoặc đi từ nơi này sang nơi khác, sự tập trung của chúng ta hiếm khi tập trung vào nhau hoặc vào môi trường xung quanh. Các mối quan hệ và sự phản ánh là điều cần thiết cho sự thành công của chúng ta. Và chúng ta cũng không thể làm việc một cách hiệu quả nếu tập trung vào một thứ khác.

Tip: Hãy tập trung hoàn thành một nhiệm vụ trước khi bắt đầu một nhiệm vụ khác.

Ví dụ: Khi bạn đang hoàn thành một nhiệm vụ này và thấy mình bị gián đoạn bởi một nhiệm vụ khác, bạn có thể dừng công việc đang làm và tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ khác HOẶC xếp lịch cho nó ở một khoảng thời gian nào đó thuận tiện hơn. Cho mọi người toàn bộ sự chú ý của bạn thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được hoàn toàn kết nối với họ. Điều này xây dựng lòng tin và tạo ra các mối quan hệ cần thiết để trở nên thành công.

Tất cả chúng ta đều muốn bản thân mình là người thành công nhất trong cuộc sống. Sự tò mò là công cụ đắc lực nhất của bạn. Nó sẽ giúp bạn kiểm soát những điều này, vì vậy bạn có thể thành công đạt được những gì mình muốn nhất và tiến xa hơn.

———————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

• Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/5-things-to-avoid-if-you-want-to-get-ahead.html

• Người dịch: Sơn Thảo Quyên

• Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Sơn Thảo Quyên – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/8405

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ