Kỹ Năng

4 Bệnh Lười Hủy Hoại Tương Lai Người Trẻ

“Tôi rất muốn biết vì sao sự lười nhác lại thịnh hành trong những người trẻ tuổi đến nỗi không thể khuyên ngăn họ rời khỏi nó bằng ngôn từ hay bằng sự trừng phạt” – W.A. Mozart

 

Lười biếng là hai từ rất quen thuộc với chúng ta nhưng liệu bạn đã thực sự nhìn vào nó và hiểu nó một cách rõ ràng?

📌I. ĐỊNH NGHĨA SỰ LƯỜI BIẾNG

  1. Lười: Được hiểu là một trạng thái ngại vận động, không thích, hời hợt và không chịu cố gắng. Từ “Lười” thường đi kèm với các từ khác như : Lười học, lười suy nghĩ, lười vận động, lười hỏi, lười tìm tìm…. Nghĩa của từ này được lấy nguyên mẫu từ biểu tượng con lười trong tự nhiên.

  2. Biếng: Là một từ được sử dụng trong các trường hợp dùng để chỉ 1 người ở trong trạng thái không muốn làm hoặc thực hiện hành động nào đó. Mà nguyên nhân đến từ sự mệt mỏi về thể xác hoặc tinh thần. ví dụ Biếng ăn..

Hiểu đơn giản lười biếng là trạng thái chán nản, không muốn làm một việc gì.

 

📌II. BIỂU HIỆN CỦA SỰ LƯỜI BIẾNG

Check thử độ lười của bản thân nhé, thẳng thắn với nhau nào:

1. Lười suy nghĩ

Đọc sách, đi hội thảo, học khóa học, xem video phát triển bản thân,….Đủ các thứ này nọ, nọ chai nhưng học xong thì để đó, chỉ mới ở mức biết và hiểu thôi chứ chưa đào sâu dùng não để suy nghĩ thêm là cách mình ứng dụng nó như thế nào..

VD:

  • Tham gia Workshop về xong để đó, không đào sâu suy nghĩ thêm.

  • Đọc sách cho nhanh để hoàn thành chứ không biết “Mình đọc xong mình ứng dụng được cái gì?”

  • Học khóa học/học trên lớp xong về để đấy, cất vào tủ và không bao giờ xem lại hoặc dùng não để suy nghĩ thêm.

2. Lười hành động

Rất nhiều bạn đăng ký các lớp học phát triển kỹ năng, hồ hởi tới lớp nhưng việc họ làm tích cực nhất là… check-in rồi đăng Facebook. Nghĩ rằng là chỉ cần ngồi trong lớp, nghe giảng một cách lười biếng, thì họ sẽ thành quản lý, doanh nhân xuất sắc.

Muốn đạt được cái này cái kia, mục tiêu các thứ abcd, networking, đăng ký khóa học,…..Nhưng không bao giờ bắt tay vào làm, chỉ ngồi đó nghĩ là giỏi.

3. Lười hỏi

Học một cái gì đấy xong rồi, không hiểu cũng không hỏi, im lặng mặc định là hiểu.

VD 1: Khi đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi mình: Bạn có muốn hỏi thêm gì không? Thì reply là, dạ hiện tại chắc đủ rồi, em không có câu hỏi gì ạ? => Bạn biết hết về công ty rồi à? Hay là em lười suy nghĩ để trao đổi thêm với tôi.

VD 2: Tham gia online webinar, Workshop cũng lười hỏi,…để màn hình đấy ngồi nghe không chịu đào sâu và đặt câu hỏi thêm để hiểu.

4. Lười tìm tòi

Không có thói quen đào sâu vấn đề. Không cần khai thác để hiểu thêm.

VD: Tham dự Workshop training về “Cách đào Insight trong Marketing” xong nghe thì biết, hiểu. Nhưng không research, nghiên cứu thêm những case khác người ta làm gì đặt câu hỏi, khai thác thêm

 

📌III. HỆ QUẢ CỦA LƯỜI BIẾNG

“Lười biếng là một trái ngọt như hậu quả của nó lại rất đắng”

Hậu quả của lười biếng rất nhiều và nó cũng không hiện ra tức thì nên nhiều chúng ta vẫn đang “chìm” trong sự lười biếng mà không biết.

Tuy vậy hậu quả của lười lại rất dễ đoán, nó là câu trả lời của câu hỏi “ Nếu bạn không làm gì hết, không suy nghĩ, không học tập, không làm việc, không vận động…, thì bạn sẽ ra sao?”

 

📌IV. GIẢI PHÁP HẾT LƯỜI

Sau đây là một số giải pháp mình tổng hợp được, các bạn thử tham khảo nhé.

1. Lười suy nghĩ + Lười hỏi:

  • Tại sao người ta lại làm cái đấy? Làm cái đấy thì được cái gì? Nếu làm ngược lại thì như thế nào?…Dùng câu hỏi để đào sâu vấn đề, động não suy nghĩ nhiều hơn. Hỏi cũng thể hiện bạn đang chú tâm vào điều người khác đang nói, có quan điểm chính kiến và sự tò mò => Người dạy sẽ thích bạn hơn, vì bạn chủ động

  • Đặt nhiều câu hỏi Why? Để tìm ra bản chất vấn đề. Tại sao người ta làm cái đấy? Làm cái đấy thì được lợi ích gì? Tại sao mình phải làm việc đấy?

  • Sử dụng mô hình 5W1H. WHO, WHEN, WHERE, WHAT, WHY và HOW cho mọi vấn đề.

2. Lười hành động

Chúng ta đang sống trong 1 thế giới mà “Thinker more than doer”. Tức là người nghĩ nhiều hơn người làm. Việc bạn nghĩ nhiều như thế nào đi nữa nếu bạn không bắt tay vào làm thì sẽ không bao giờ ra kết quả. Có làm thì mới biết mình sai chỗ nào? Cần cải thiện chỗ nào? Từ đó hỏi, đúc kết và rút kinh nghiệm. Một vài cách có thể áp dụng

  1. Nghĩ phát làm luôn, không chần chừ. Hãy bắt đầu nhỏ: 5-10’ thôi là được, cố gắng đặt tay vào suy nghĩ và hành động.

  2. Chu trình PDCA: Plan – Do – Act – Check (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến)

  • Plan: Lập kế hoạch, xác định mục tiêu, phạm vi, nguồn lực để thực hiện, thời gian và phương pháp đạt mục tiêu.

  • Do: Đưa kế hoạch vào thực hiện.

  • Check: Kiểm tra lại kế hoạch và kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch.

  • Act: Dựa trên kết quả kiểm tra, tiến hành cải tiến chương trình.

3. Lười tìm tòi:

Theo Bloom Taxonomy: thang đo cấp độ tư duy thì sẽ có 6 cấp độ. Việc bạn vừa học xong thì mới chỉ ở mức 1. Biết và 2. Hiểu thôi! Để thấm nhuần kiến thức bạn hỏi tìm tòi ra 3. Cách để áp dụng được vào thực tế. Sau đấy mới đến 4. Phân tích => 5.Đánh giá => 6. Sáng tạo ra cái mới.

VD: Khi học toán tích phân xong rồi thì hãy hỏi xem là nó ứng dụng ra sao? Nếu chịu khó tìm tòi thì sẽ biết PHÉP TOÁN TÍCH PHÂN sẽ được ứng dụng TRONG NGÀNH DỆT MAY để tính toán đường cổ áo, nách áo, đường đũng quần,…bla bla

Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình, cuộc đời là một hành trình dài nhưng nó là hữu hạn bạn nhé, nên đừng để SỰ LƯỜI BIẾNG gặm nhấm TƯƠNG LAI của bạn. Chúc bạn thành công!


Tác giả: Phạm Quốc Thái

Chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng hữu ích!

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/2912

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ