Kỹ Năng

Series Đây Là Cách Bạn Nên Học (Phần 3)

(Phần 3)

Bước 2: Sắp xếp các nhiệm vụ của tôi. 

Việc biết được bản thân có bao nhiêu thời gian để học không cho tôi biết rằng tôi có đủ thời gian để đạt được điểm cao hay không. Đó chỉ là một nửa quá trình. Tôi vẫn phải tự tìm ra tôi cần bao nhiêu thời gian để làm xong mọi việc. Và để làm được điều đó, tôi cần phải sắp xếp lại các nhiệm vụ của bản thân. 

Việc sắp xếp lại nhiệm vụ bao gồm 3 điều:

  1. Bạn phải biết được đâu là những nhiệm vụ cần hoàn thành.
  2. Gom tất cả những nhiệm vụ vào một chỗ.
  3. Tính toán thời gian mà mỗi nhiệm vụ cần.

Để xem đống bài tập về nhà đó trông như thế nào!

📌1. Đâu là việc tôi cần làm.

“Em đã đọc đề cương chưa? Nó ở trong đề cương đấy” – Mọi giáo sư đều nói vậy.

Thật may mắn cho tôi. Tất cả mọi thứ tôi cần làm đều được liệt kê ra trong đề cương cho mỗi lớp.

Nhưng nếu tôi có một lớp học mà ở đó giáo sư nói với tôi những điều tôi cần làm trong suốt năm, thì điều đó hoàn toàn ổn- những quy tắc bên dưới cũng có thể được áp dụng. 

Đề cương giống như một hợp đồng giữa giáo sư và tôi và nó bao gồm thông tin về những điều tôi cần làm để đạt được điểm tốt. 

Tôi cần biết về những nhiệm vụ cụ thể mà tôi cần hoàn thành. Những nhiệm vụ đó thường sẽ được tìm thấy ở trang cuối của mỗi đề cương. 

Điều đầu tiên tôi làm là xây dựng một cái nhìn tổng thể. Tôi nhìn vào đề cương và xem có bao nhiêu nhiệm vụ tôi có và sắp xếp chúng thành những mục thật logic. 

📌Đọc.

Sách giáo khoa, tiểu thuyết, bài báo, đọc sách online, vv. Tất cả mọi thứ mà giáo sư mong tôi sẽ đọc trước mỗi buổi học.

Tôi cần đọc bao nhiêu trang?

Việc đọc sẽ chiếm phần lớn thời gian và tôi cần lên kế hoạch về nó thật rõ ràng.

Đề cương sẽ cho tôi thấy được những mục mà tôi cần đọc nhưng để có một kế hoạch học tập chính xác tôi cần biết có bao nhiêu trang mà mỗi mục có 10 hay 50 trang?

Điều đó rất dễ để biết thôi. Tôi có thể xem phạm vi của các trang nhưng tôi có thể chỉ cần xem tổng số trang. 

Tôi in ra hoặc giữ tất cả bản PDF.

Nếu tôi có một lớp học nơi tôi cần đọc rất nhiều những bài viết cá nhân, tôi sẽ không đợi đến phút cuối để tìm ra chúng là cái gì. Tôi in chúng ra hoặc lưu dưới dạng PDF trong một lần. Sẽ không còn phải tìm kiếm hay lục đục in ấn trước mỗi buổi học nữa. Việc đọc sẽ luôn sẵn sàng khi mà tôi cần.

In các tài liệu PDF cũng đồng thời giúp tôi nhận diện được số trang mà tôi phải đọc và cấu trúc của từng bài và từ đó tôi có thể ước tính được thời gian tôi cần cho việc đọc. 

📌Kiểm tra.

Có những câu hỏi nhanh, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ. 

📌Bài tập.

Sẽ luôn luôn có những nhiệm vụ trên lớp mà tôi cần làm ngoài thời gian lên lớp. Chúng có thể là những nhiệm vụ đơn như những tờ bài tập hoặc những dự án, hoặc những nhiệm vụ dài hạn như bộ vấn đề, thứ mà có thể được giao ở mỗi lớp. 

📌Một số điều khác.

Dường như không có một hồi kết nào cho việc phân loại nhiệm vụ của tôi. Tôi chỉ nghĩ về những việc tôi thường làm và cố gắng sắp xếp chúng một cách có tổ chức.

📌2. Tôi cần mọi thứ ở chung một một chỗ. 

Một kế hoạch, về định nghĩa, bao hàm một vài cách có trật tự để làm việc. Tôi có rất nhiều thứ cần làm – lịch trình và danh sách công việc đang đầy ắp. Việc cố gắng để giữ tất cả chúng trong đầu thì thật là điên rồ. 

Tôi cần mọi thứ được sắp xếp tập trung tại một vị trí. Đối với tôi nơi đó chính là Shovel Study Planner. 

Mỗi đề cương thường chỉ bao gồm 40 đến 100 nhiệm vụ và hầu hết chúng đều lặp đi lặp lại và tôi có thể tạo ra chúng một cách tự động. Tôi cài đặt tất cả nhiệm vụ của tôi chỉ trong một lần. 

Nếu vì bất cứ một lý do nào đó tôi quá bận để sắp xếp tất cả mọi thứ trước thì tôi sẽ cố để thêm vào 2 -3 nhiệm vụ quan trọng chính của các tuần và tiếp tục thêm vào khi tôi có thời gian. 

📌Shovel giúp tôi tránh khỏi việc tốn thời gian. 

Khi sử dụng Shovel, mọi nhiệm vụ mà tôi phải làm được sắp xếp theo lớp, mục, thời gian.

Một khi những nhiệm vụ của tôi được thêm vào Shovel, tôi sẽ không bao giờ phải tìm kiếm ở bất cứ đâu khi tôi cần biết phải làm gì. Xếp mọi thứ vào một vị trí sẽ giảm thiểu thời gian bạn tốn để tìm kiếm mọi thứ.

📌3. Tôi tính toán thời gian dành cho mỗi nhiệm vụ.

Khi một doanh nghiệp thiết lập kế hoạch, họ tính toán thời gian mà mỗi mục của dự án sẽ chiếm và dần dần cho đến những nhiệm vụ nhỏ nhất. Và liệu có đủ thời gian để hoàn thành tất cả deadline? Để biết được câu trả lời, tôi cần biết tổng thời gian tôi có là bao nhiêu để hoàn thành mọi việc. 

Đối với tất cả mọi thứ trong đời sống học tập của tôi, tôi biết chính xác khoảng thời gian cần thiết để làm mọi việc. Ăn sáng từ 8:00 đến 8:30, nghe giảng từ 9:00 đến 10:00, tập luyện từ 3:00 đến 6:00. Tôi luôn luôn bắt đầu và kết thúc ở những thời điểm chính xác. Đồng hồ sẽ quyết định. Và sẽ rất dễ dàng để thêm bớt những kế hoạch xung quanh những sự kiện đã cố định. 

Nhưng sau đó tôi nhận ra:

“Đọc chương 3 và 4”. “Viết 2o trang giấy”. “Học cho bài thi giữa kỳ”.

Chúng sẽ tốn bao nhiêu thời gian? Đồng hồ sẽ không quyết định. Chúng có thể tốn đến hàng giờ, hoặc có thể lên đến 10 tiếng.

Bằng cách nào tôi có thể lên kế hoạch xung quanh những nhiệm vụ đó? Hầu hết mọi học sinh còn không cố gắng. Và kết quả là sự không chắc chắn và áp lực. 

Cách giải quyết vấn đề là làm nó giống như những doanh nghiệp đã làm – tính toán và sau đó học tập từ những kinh nghiệm. 

Dưới đây là cách để bạn có thể làm điều đó cho rất nhiều nhiệm vụ ở bậc đại học. 

📌Tính toán thời gian đọc.

Những bài giảng thường rất tốn thời gian nếu tôi không hiểu những điều mà giáo sư đang nói. Vậy nên mục tiêu của tôi là đọc mọi thứ trước khi vào bài giảng. 

Để làm được điều đó, tôi cần biết việc đọc sẽ tốn bao nhiêu thời gian, nhờ đó tôi có đủ thời gian để đọc xong vào đúng giờ. 

Để biết được mỗi lần đọc sẽ tốn bao nhiêu thời gian, tôi cần biết hai điều: một là, có bao nhiêu trang tôi cần đọc? Thứ hai, để đọc xong một trang thì tốn bao nhiêu thời gian?

Tôi đã biết đáp án cho câu hỏi đầu tiên, “có bao nhiêu trang “bởi vì khi sắp xếp nhiệm vụ trong Shovel, tôi đã nhập số trang cần thiết cho mỗi lần đọc. 

Và để trả lời cho câu hỏi thứ hai, “tốn bao nhiêu thời gian cho một trang giấy”, tôi cần biết rằng nguồn thông tin tôi cần đọc cho bài tập đọc nằm ở đâu và thời gian mà một trang ở nguồn đọc đó sẽ tốn của tôi là bao nhiêu.

Nguồn đọc – một trang sách sẽ tốn của bạn bao nhiêu thời gian?

Hầu hết các lớp học sẽ đều có sách giáo khoa, tiểu thuyết hoặc một vài loại sách khác. Đồng thời cũng có rất nhiều những bài văn, thường sẽ ở dạng PDF. Tôi gọi tất cả những điều đó là “nguồn đọc” (reading source)

Mỗi nguồn đọc sẽ có một dạng và mức độ khó nhất định và đương nhiên chúng ta sẽ đọc nó theo cách khác nhau.

Những quyển tiểu thuyết sẽ đọc nhanh hơn những quyển sách giáo khoa hoá học. Các tệp PDF có khoảng cách đơn sẽ đọc chậm hơn các tệp PDF có khoảng cách kép.

Để có được một sự tính toán về thời gian đọc một trang sách giáo khoa hay 1 trang PDF tôi chỉ đọc vài trang và ghi lại thời gian và chia cho số trang mà tôi đã đọc, điều đó sẽ cho tôi một khoảng thời gian trung bình cho một trang giấy. 

Tôi tính thời gian cho mỗi loại nguồn đọc khác nhau.

Shovel thực sự làm toán!

Tôi không cần một cái máy tính để tìm ra khoảng thời gian tôi cần để đọc bởi lẽ Shovel sẽ làm điều đó cho tôi. 

Tất cả những gì tôi cần làm đó là gắn vào đó một loại nguồn đọc mà tôi cần phải đọc và Shovel sẽ chia số trang tôi cần đọc cho thời gian cần để đọc nguồn đọc đó. Và xong, tôi sẽ biết được khoảng thời gian mà mỗi trang đọc sẽ cần là bao nhiêu. 

📌Tính toán thời gian làm bài tập. 

Việc đọc thì rất dễ để tính toán thời gian, nhưng tôi cũng có thể tính toán thời gian chính xác cho những việc như giải quyết các vấn đề, dự án hay giấy tờ.

Với mỗi nhiệm vụ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một kỳ, tôi bắt đầu với việc ước tính trước tiên (tôi thường sẽ tính thời gian nhiều hơn một chút để chắc chắn bản thân có đủ thời gian ) và sau đó tôi sẽ tự tính thời gian khi tôi bắt đầu làm. Tôi điều chỉnh sự tính toán của mình cho những nhiệm vụ tiếp theo trong tương lai. 

Đối với những bài tập lớn, tôi chia nhỏ chúng thành nhiều phần khác nhau và tính toán thời gian cho mỗi phần. Để thích hợp hơn, tôi đưa ra một thời gian dự tính cho mỗi phần để giữ bản thân có động lực và đi đúng hướng. 

Tôi có thể tính toán thời gian để làm một nghiên cứu, lên dàn bài, viết bản thảo nháp đầu tiên, làm bản chính thức, vv. Sau này khi làm việc giấy tờ, tôi sẽ một ý tưởng tốt về khoảng thời gian mà mỗi phần sẽ cần. 

📌Tính toán thời gian học cho bài kiểm tra.

Việc học và ôn tập cho câu hỏi hàng tuần có thể chỉ tốn 1 đến 2 tiếng. Kỳ thi giữa kỳ thì có thể lên đến 8 tiếng. Cuối kỳ là 20 tiếng. Mỗi kỳ thi đều có tính chất khác nhau nhưng tôi sẽ học một khi tôi đã bắt đầu. Tôi chắc chắn muốn được đánh giá cao, nhưng khoan hẵng nói về điều này – tôi có cả một chiến lược để học và ôn tập cho các bài thi.

📌ABT – Luôn luôn đúng giờ. (always be timing)

Một trong những điều quan trọng nhất để giữ cho kế hoạch của tôi được chính xác chính là so sánh sự tính toán của tôi với trải nghiệm của tôi. Điều này chính là cách mà những doanh nghiệp đang thực hiện để cải thiện cách tính toán của nó một cách liên tục. 

Cách dễ dàng nhất để so sánh tính toán với trải nghiệm chính là tự tính thời gian của bản thân. Tôi sử dụng đồng hồ đếm giờ hoặc đơn giản là viết lại thời gian mà tôi bắt đầu làm việc với nhiệm vụ đó và sau đó là thời gian tôi kết thúc. Nó không tốn thời gian hay công sức nhưng cuối cùng sẽ mang đến những lợi ích to lớn. 

Nếu tôi nghĩ bài luận của tôi sẽ tốn đến 3 giờ và nó thực sự tốn của tôi 5 giờ, tôi muốn chắc chắn rằng tôi điều chỉnh thời gian đó cho bài luận theo tuần của tôi trong tương lai, như thế thì kế hoạch mới thực sự chính xác và tôi sẽ không vướng phải việc không đủ thời gian.

Tôi muốn trở thành một học sinh không có áp lực. Điều đó có nghĩa là cho bản thân đủ thời gian để hoàn thành công việc. 

(Còn tiếp)

____________________________________________________

  • Tác giả: Jim Siverts
  • Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
  • Link phần 1https://bit.ly/38mekfP
  • Link phần 2: https://bit.ly/3ysA7gq
  • Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/4138

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ