Kỹ Năng

Đào Tạo Trợ Lý Y Tế Trong Bao Lâu? Hướng Dẫn Trở Thành Một Trợ Lý Y Tế

TRỢ LÝ Y TẾ là các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ. Họ được đào tạo, làm việc ở nhiều vị trí khác nhau để giúp bác sĩ chăm sóc cho những bệnh nhân cần được chăm sóc. Vai trò của một trợ lý y tế là rất quan trọng để giúp các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác làm việc một cách hiệu quả.

Nếu bạn quan tâm đến việc giúp đỡ người khác và là một người đa nhiệm tuyệt vời thì trở thành trợ lý y tế được  coi là một nghề nghiệp có lợi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về mọi thứ bạn cần biết để trở thành một trợ lý y tế, bao gồm những công việc phổ biến, thông tin về mức lương, cách để trở thành trợ lý y tế và thời gian mỗi giai đoạn của quá trình đào tạo kéo dài bao lâu.

Trợ lý y tế làm công việc gì?

Trợ lý y tế là những chuyên gia chăm sóc sức khoẻ được đào tạo, những người hỗ trợ hành chính và/hoặc hỗ trợ lâm sàng cho các bác sĩ và những chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác trong một số môi trường chăm sóc sức khoẻ khác nhau. Nhiệm vụ của một trợ lý y tế có thể khác nhau tuỳ thuộc vào vị trí và môi trường chăm sóc sức khoẻ mà họ làm việc, nhưng thường sẽ bao gồm:

  • Giải quyết các lịch hẹn của bệnh nhân
  • Chào đón bệnh nhân và đưa họ vào phòng khám
  • Mã hoá các hình thức bảo hiểm, xác minh phạm vi bảo hiểm, nhận uỷ quyền trước và gửi yêu cầu
  • Lưu giữ hồ sơ chính xác và lưu trữ theo tuân chuẩn HIPAA
  • Trả lời điện thoại, phản hồi các thắc mắc của bệnh nhân và nhận tin nhắn cho bác sĩ
  • Lấy những thông tin quan trọng của bệnh nhân như chiều cao, cân nặng, mạch tim, nhiệt độ cơ thể và huyết áp
  • Thu thập thông tin về bệnh sử của bệnh nhân khi bắt đầu cuộc hẹn
  • Thu thập mẫu mô, nước tiểu và mẫu máu của bệnh nhân để xét nghiệm
  • Băng bó vết thương và loại bỏ chỉ khâu
  • Hỗ trợ các bác sĩ khám cho bệnh nhân
  • Thực hiện các bài kiểm tra chẩn đoán đơn giản như làm các bài kiểm tra xét nghiệm cơ bản và thực hiện EKGs
  • Khử trùng dụng cụ y tế và xử lý vật tư bị ô nhiễm
  • Bảo mật thông tin của bệnh nhân theo tiêu chuẩn HIPAA
Triển vọng công việc cho trợ lý y tế

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ dự đoán trợ lý y tế sẽ có tỷ lệ tăng trưởng việc làm là 23% trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2028. Tỷ lệ tăng trưởng việc làm dự kiến này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng việc làm trung bình cho tất cả các nghề (5%). Điều này có nghĩa là trợ lý y tế sẽ có công việc ổn định và có khả năng có một số cơ hội nghề nghiệp cho họ.

Cách/ Yêu cầu để trở thành một trợ lý y tế

✔️ 1. Có bằng tốt nghiệp trung học

Bước đầu tiên để trở thành một trợ lý y tế là có được bằng tốt nghiệp trung học hoặc chứng chỉ GED. Bạn sẽ cần bằng tốt nghiệp trung học hoặc chứng chỉ GED như một bằng cấp giáo dục tối thiểu cho công việc trợ lý y tế. Các môn học liên quan mà bạn có thể học ở trường trung học bao gồm giải phẫu, sinh học, hoá học, tin học và kinh doanh.

✔️ 2. Tham gia vào một chương trình trợ lý y tế

Tiếp theo, đăng ký vào một chương trình trợ lý y tế được công nhận. Nếu bằng tốt nghiệp trung học hoặc chứng chỉ GED là một bằng cấp giáo dục tối thiểu bắt buộc cho trợ lý y tế thì hầu hết các nhà tuyển dụng thích những ứng viên là trợ lý y tế được chứng nhận hơn. Bạn sẽ cần phải hoàn thành vài hình thức giáo dục sau trung học trong một chương trình đào tạo trợ lý y tế chính thức để đủ điều kiện được cấp chứng chỉ. Có rất nhiều loại chương trình đào tạo trợ lý y tế. Khoảng thời gian bạn dành ra để hoàn thành chương trình đào tạo sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cấp học mà bạn chọn.

Có một số chương trình cấp chứng chỉ trợ lý y tế mà bạn sẽ mất chưa đến một năm để hoàn thành. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn theo đuổi bằng liên kết về hỗ trợ y tế. Mặc dù bằng liên kết có thể sẽ mất 18 tháng đến 2 năm để hoàn thành, nhưng việc có trình độ học vấn cao hơn có thể giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá khi tìm kiếm việc làm. Có bằng liên kết cũng sẽ giúp bạn theo đuổi học vấn cao hơn và có cơ hội thăng tiến sự nghiệp trong tương lai.

✔️ 3. Tích luỹ kinh nghiệm liên quan

Nhiều chương trình đào tạo trợ lý y tế yêu cầu bạn phải hoàn thành một số lượng kinh nghiệm lâm sàng nhất định như là một phần của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, nếu chương trình đào tạo của bạn không yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm lâm sàng, bạn vẫn nên cố gắng tự tìm kiếm kinh nghiệm thông qua kinh nghiệm thực tập hoặc tình nguyện. Kinh nghiệm thực hành này sẽ mang đến cho bạn cơ hội áp dụng các kỹ năng và kiến thức bạn đã học được trong chương trình đào tạo trợ lý y tế và xây dựng kinh nghiệm quý giá mà bạn có thể thêm vào sơ yếu lý lịch.

✔️ 4. Trở thành một trợ lý y tế được chứng nhận

Có một số lựa chọn để được chứng nhận là một trợ lý y tế. Để có được chứng nhận là một trợ lý y tế thường bao gồm việc vượt qua bài kiểm tra và trả một khoản phí. Chứng nhận trợ lý y tế là một chứng chỉ được công nhận trên toàn quốc khi bạn nhận chứng chỉ từ một chương trình được công nhận bởi Uỷ ban Quốc gia Xác nhận Các cơ quan (NCCA).

Một trong những chứng chỉ trợ lý y tế phổ biến nhất là Chứng nhận Trợ lý Y tế (CMA) do Hiệp hội Hỗ trợ Y tế Hoa Kỳ (AAMA) cung cấp. Những chứng chỉ trợ lý y tế khác bao gồm Bảo đảm Trợ lý Y tế (RMA) do Các nhà Công nghệ Y Hoa Kỳ cung cấp, Chứng nhận Trợ lý Y tế Quốc gia (NCMA) do Trung tâm Đánh giá Năng lực Quốc gia cung cấp, Chứng nhận Trợ lý Y tế Lâm sàng và Chứng nhận Trợ lý Y tế Hành chính (CMAA) do Hiệp hội Y tế Quốc gia cung cấp. Các chứng chỉ này đều được NCCA công nhận.

✔️ 5. Tìm kiếm các vị trí trợ lý y tế

Khi bạn đã đạt được chứng chỉ trợ lý y tế, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các vị trí trợ lý y tế còn trống. Điều quan trọng là phải tìm kiếm những vị trí bạn muốn ứng tuyển và xem mô tả công việc trước khi chuẩn bị sơ yếu lý lịch. Những bản mô tả công việc sẽ cung cấp cho bạn thông tin giá trị về những gì các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở một ứng viên đủ tiêu chuẩn.

✔️ 6. Chuẩn bị sơ yếu lý lịch và ứng tuyển vào các công việc trợ lý y tế

Sau khi tìm được công việc trợ lý y tế mà bạn muốn ứng tuyển, bạn có thể sử dụng thông tin từ bản mô tả công việc để tạo một sơ yếu lý lịch phù hợp với trình độ và kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn có thể sử dụng trình tạo sơ yếu lý lịch trực tuyến của chúng tôi để chuẩn bị một sơ yếu lý lịch giúp bạn nổi bật như một ứng viên sáng giá cho các nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự tuyển bạn. Khi bạn đã chuẩn bị xong sơ yếu lý lịch, bạn có thể quay lại tin tuyển dụng ban đầu và sử dụng quy trình nộp đơn trực tuyến để ứng tuyển.

Các công việc trợ lý y tế

Dưới đây là danh sách những công việc phổ biến mà một trợ lý y tế có thể làm:

  • Thư ký khu vực
  • Trợ lý y tế văn phòng
  • Người giải quyết yêu cầu bồi thường
  • Trợ lý lâm sàng
  • Kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch
  • Kỹ thuật viên EKG
  • Người kiểm tra yêu cầu bồi thường
  • Người điều chỉnh yêu cầu bồi thường
  • Kỹ thuật viên phẫu thuật

1. Thư ký khu vực

Mức lương trung bình quốc tế: 12,28 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ hành chính và văn thư trong môi trường lâm sàng như bệnh viện. Thư ký khu vực được chỉ định vào một bộ phận cụ thể trong bệnh viên như phòng cấp cứu, phòng chăm sóc đặc biệt hoặc khu vực phẫu thuật. Thư ký khu vực cũng thường được gọi là Thư ký đơn vị, Bí thư khu vực và Bí thư đơn vị.

2. Trợ lý y tế văn phòng

Mức lương trung bình quốc tế: 14,30 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ hành chính chung cho các bác sĩ và cơ sở y tế, chẳng hạn như mã hoá và điền thông tin bảo hiểm, thanh toán y tế, lên lịch hẹn và các thủ tục lâm sàng như xét nghiệm và chẩn đoán, quản lý hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, trả lời điện thoại, chào đón bệnh nhân và đưa họ đến phòng khám cũng như bảo quản kho văn phòng.

3. Người giải quyết yêu cầu bồi thường

Mức lương trung bình quốc tế: 14,42 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Làm việc cho các công ty bảo hiểm, xử lý các yêu cầu bảo hiểm bằng cách thu thập thông tin từ các chủ hợp đồng để xác minh tính chính xác trong yêu cầu bồi thường của họ, chuẩn bị các thủ tục giấy tờ liên quan đến mỗi yêu cầu và cho phép thanh toán các yêu cầu bồi thường tuân theo những chính sách và thủ tục của công ty bảo hiểm và hợp đồng của chủ bảo hiểm.

4. Trợ lý lâm sàng

Mức lương trung bình quốc tế: 16,61 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ lâm sàng cho các bác sĩ và cơ sở y tế, chẳng hạn như thực hiện chẩn đoán đơn giản, kiểm tra các dấu hiệu quan trọng của bệnh nhân, cấp thuốc và kim tiêm, trợ giúp bác sĩ trong quá trình khám bệnh, băng bó vết thương và tháo chỉ, cung cấp cho bệnh nhân cách chăm sóc và điều trị.

5. Kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch

Mức lương trung bình quốc tế: 16,93 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Lấy máu từ bệnh nhân cho các nguyên nhân khác nhau như hiến máu hay xét nghiệm. Kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch thường làm việc trong bệnh viện, ngân hàng máu hoặc các cơ sở y tế khác. Kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch cũng thường được gọi là người lấy máu.

6. Kỹ thuật viên EKG

Mức lương trung bình quốc tế: 20,71 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Thực hiện kiểm tra điện tâm đồ (EKG) trên bệnh nhân bằng cách gắn các điện cực và dây cần thiết vào ngực, tay và chân của bệnh nhân rồi chạy máy điện tâm đồ. Các xét nghiệm điện tâm đồ theo dõi hoạt động tim của bệnh nhân để kiểm tra tình trạng tim. Kỹ thuật viên EKG thường làm việc ở bệnh viên và các cơ sở y tế khác.

7. Người kiểm tra yêu cầu bồi thường

Mức lương trung bình quốc tế: 52,507 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Xem xét các yêu cầu bảo hiểm để xác minh cả báo cáo và điều tra về yêu cầu bồi thường đã được giải quyết tuân theo các tiêu chuẩn pháp lý và chính sách, thủ tục của công ty bảo hiểm. Người kiểm tra yêu cầu bồi thường cũng có thể chịu trách nhiệm phê duyệt hoặc từ chối yêu cầu bảo hiểm sau khi người xử lý yêu cầu giải quyết chúng và có thể hỗ trợ người điều chỉnh yêu cầu với công việc của họ.

8. Người điều chỉnh yêu cầu bồi thường

Mức lương trung bình quốc tế: 57,896 đô la một giờ

Nhiệm vụ chính: Điều tra các khiếu nại về thương tật cá nhân hoặc thiệt hại tài sản để xác định số tiền công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm thanh toán cho tổn thất của chủ hợp đồng. Người điều chỉnh yêu cầu bồi thường có thể kiểm tra tài sản vật chất như xe cộ và nhà cửa, phỏng vấn người yêu cầu bồi thường và nhân chứng, thực hiện các nghiên cứu bổ sung như đọc báo cáo của cảnh sát để xác định giá trị của yêu cầu bồi thường.

9. Kỹ thuật viên phẫu thuật

Mức lương trung bình quốc tế: 1,129 đô la một tuần

Nhiệm vụ chính: Hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật trong quá trình phẫu thuật bằng cách chuẩn bị phòng mổ và bệnh nhân cần phẫu thuật, khử trùng dụng cụ, chuyển bệnh nhân vào phòng mổ và giúp đỡ bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.

————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Bài viết gốc: indeed.com
  • Người dịch: Lương Phương Thảo
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lương Phương Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.info/z/9400

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Kênh kiến thức kỹ năng, phát triển bản thân, hướng nghiệp, blog nhân sự

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ